Làm thế nào để bắt đầu thương hiệu của riêng bạn trong 4 bước (P2)

  1. Xây dựng bộ nhận diện cho Thương hiệu

a) Chọn tên thương hiệu của bạn:

Thương hiệu bạn cần những gì trong một cái tên? Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh bạn đang theo đuổi, có thể tên thương hiệu bạn ít quan trọng hoặc nó quan trọng rất nhiều.

Như chúng tôi nói ở phía trên, thương hiệu không chỉ là một cái tên. Tính cách, hành động và danh tiếng của thương hiệu của bạn thực sự là những gì mang lại ý nghĩa cho cái tên trên thị trường.

Nhưng là một chủ doanh nghiệp nhỏ, tên công ty của bạn có lẽ là một trong những việc lớn đầu tiên bạn phải thực hiện. Nó sẽ ảnh hưởng đến logo, tên ​​miền của bạn, hoạt động tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu của bạn. Cái tên lý tưởng nhất của thương hiệu là khó bắt chước và thậm chí khó nhầm lẫn với những đối thủ cạnh tranh khác hiện có trên thị trường.

Trong tương lai, nếu bạn có bất kỳ kế hoạch nào để mở rộng các dòng sản phẩm mà bạn cung cấp, hãy cân nhắc việc giữ cho tên doanh nghiệp của bạn rộng rãi để tăng hiệu quả nhận biết hơn thay vì tạo ra thương hiệu khác theo danh mục sản phẩm của bạn.

b) Viết Slogan:

Một khẩu hiệu hấp dẫn là một nội dung truyền thông điệp ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ mà bạn có thể sử dụng làm khẩu hiệu trong profile công ty, các chiến dịch truyền thông xã hội, tiêu đề trang web, card visit và bất kỳ nơi nào khác bạn hạn hẹp không gian viết để truyền tải thông điệp

Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể thay đổi khẩu hiệu của mình tùy theo chiến lược tiếp thị theo từng thời kỳ. Đơn cử, Pepsi đã trải qua hơn 30 khẩu hiệu trong vài thập kỷ qua.

c) Chọn giao diện cho thương hiệu của bạn (màu sắc và phông chữ)

Khi thương hiệu bạn đã có tên, việc cần làm tiếp theo là phải suy nghĩ về cách hiển thị thương hiệu một cách trực quan, cụ thể là màu sắc và font chữ. Điều này sẽ hữu ích khi bạn bắt đầu nghĩ đến việc tạo trang web của riêng mình .

Màu sắc không chỉ xác định giao diện thương hiệu của bạn mà còn truyền tải trải nghiệm bạn mang tới cho khách hàn. Khi mới bắt đầu, các thương hiệu đều muốn chọn màu sắc khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét xem với màu mà bạn dự định chọn, các văn bản hiển thị trên bảng màu đó liệu có dễ đọc hay không trước khi đưa vào triển khai chính thức

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét các phông chữ sử dụng trên trang web của mình. Chọn tối đa hai phông chữ để tránh gây nhầm lẫn cho khách truy cập: một cho tiêu đề và một cho nội dung văn bản (không bao gồm phông chữ bạn sử dụng trong logo nếu có).

d) Thiết kế logo:

Thiết kế logo công ty là một trong những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn nghĩ về việc xây dựng thương hiệu. Bởi vì: đó là bộ mặt của công ty bạn và nó có thể xuất hiện ở mọi nơi mà thương hiệu của bạn tồn tại.

Điều lý tưởng nhất ở một logo là sẽ có một biểu trưng độc đáo, độc nhất, có thể nhận diện dễ dàng và có thể mở rộng để hoạt động ở mọi kích thước.

Bạn cần xem xét tất cả những nơi mà logo của bạn cần xuất hiện, từ trang web đến ảnh hồ sơ trên trang Facebook của bạn cho đến cả những biểu tượng nhỏ mà bạn thấy trên tab trình duyệt khi truy cập vào trang web của thương hiệu.

Ví dụ: nếu bạn có một logo ở dạng văn bản làm hình đại diện Instagram, nó sẽ gần như không thể đọc được. Để dễ dàng hơn, hãy tạo một phiên bản hình vuông của logo của bạn chỉ lấy phần biểu tượng để dễ dàng nhận biết ngay cả ở kích thước nhỏ hơn. Điển hình như logo của Walmart có cả biểu tượng “tia lửa” và văn bản, và hai phần này có thể được sử dụng riêng biệt.

Bạn có thể tìm hiểu dịch vụ tạo Bộ nhận diện dành riêng cho Thương hiệu của bạn tại:

4. Triển khai áp dụng thương hiệu của bạn toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp của bạn

Áp dụng thương hiệu của bạn trên toàn bộ doanh nghiệp của bạn mang lại cho nó một câu chuyện thương hiệu gắn kết. Câu chuyện thương hiệu thể hiện doanh nghiệp của bạn là ai và nó đại diện cho điều gì. Nó tạo tiền đề cho mọi hành động tương tác mà khách hàng có với thương hiệu của bạn, tại cửa hàng và trên internet.

Không phải mọi doanh nghiệp đều hướng đến sứ mệnh, nhưng nếu doanh nghiệp của bạn có sứ mệnh hoặc giá trị, hãy chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn và cho khách hàng biết lý do tại sao doanh nghiệp bạn ra đời…

Cho dù bạn có chọn xây dựng một câu chuyện thương hiệu xoay quanh một sứ mệnh hay không, điều quan trọng là mang đến cho khách hàng một câu chuyện mà họ sẽ nhớ khi nghĩ về thương hiệu của bạn.

Xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một biểu tượng hoặc khẩu hiệu, hoặc thậm chí với việc ra mắt thương hiệu của bạn. Thương hiệu của bạn cần tồn tại và nhất quán ở bất cứ nơi nào nơi khách hàng có mặt để tương tác, từ chủ đề bạn chọn cho trang web, tài liệu Marketing của thương hiệu bạn, đến cách bạn đóng gói và vận chuyển sản phẩm của mình.

Bạn sẽ tiếp tục định hình và phát triển thương hiệu của mình nhiều hơn khi tiếp xúc với khách hàng và không ngừng tìm hiểu thêm về khách hàng của bạn là ai, sự thay đổi của họ.

Điều quan trọng cần đánh giá là bạn sẽ không bao giờ kiểm soát được 100% đó là cách mọi người nhìn nhận và nghĩ gì về thương hiệu của bạn.

Bạn có thể lôi kéo khách hàng đi đúng hướng, tạo ấn tượng ban đầu tuyệt vời, nhưng bạn không thể kiểm soát suy nghĩ cá nhân tồn tại trong tâm trí của mỗi người (giả sử họ vừa có trải nghiệm dịch vụ khách hàng tồi).

Tất cả những gì bạn có thể làm là cố gắng hết sức ở và cố gắng gây tiếng vang với các khách hàng mục tiêu của mình. Nhưng hy vọng, tại thời điểm này, bạn đã được trang bị một số kiến ​​thức cơ bản và nguồn lực để bắt đầu.

Bài viết liên quan