Xây dựng một thương hiệu nổi bật ngay từ đầu không phải là việc dễ dàng. Bạn phải trả lời rất nhiều câu hỏi, với mục đích thương hiệu có thể là cầu nối gắn kết giữa những gì mà bạn đang bán và khách hàng mục tiêu:
Nó phải trông như thế nào?
Nó cần phải làm cho mọi người cảm giác như thế nào khi quan sát?
Liệu nó tạo được tiếng vang trong thị trường mục tiêu có nhiều đối thủ cạnh tranh?
Cho dù bạn không có gì ngoài một ý tưởng kinh doanh hay muốn làm mới lại thương hiệu hiện tại, thì đây là những điều bạn cần biết để xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp của mình.
Vậy, thương hiệu là gì?
Thương hiệu không chỉ là một cái tên và biểu tượng dễ nhận biết để phân biệt bạn trong một thị trường đông đúc.
Thương hiệu của bạn là cách mọi người cảm nhận về bạn ở bất cứ nơi nào họ tương tác với doanh nghiệp của bạn — cả những lần thương hiệu hiển thị mà bạn có thể kiểm soát hoặc không.
Mỗi người chúng ta đều có một cái tên, một khuôn mặt, tính cách và với những đặc điểm này, chúng ta tạo ra những ấn tượng khác nhau đối với những người khác nhau. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp đều phải có tên, sản phẩm, biểu trưng, màu sắc, phông chữ, tiếng nói và danh tiếng, tạo nên một bộ nhận diện tổng thể để định vị trong tâm trí khách hàng
Mọi thông điệp của thương hiệu đưa ra cho công chúng phải nhất quán, nhất là sứ mệnh – lý do mà doanh nghiệp ra đời mà đã vạch ra ngay từ đầu. Việc không thống nhất sẽ khiến khách hàng không nhận ra hình ảnh mà doanh nghiệp bạn cố gắng truyền tải, gây ra sự hàng hoài nghi, tệ hơn là mất lòng tin từ khách hàng với thương hiệu
Xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu?
Để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, nhãn hàng về cơ bản bao gồm năm bước chính:
- Nghiên cứu thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của bạn.
- Định vị thương hiệu của bạn trên thị trường
- Xây dựng bộ nhận diện cho Thương hiệu
- Triển khai áp dụng thương hiệu của bạn toàn bộ hệ thống doanh nghiệp của bạn
1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh của bạn
Trước khi bắt đầu đưa ra bất kỳ quyết định nào về thương hiệu, bạn cần hiểu thị trường hiện tại, tức là khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh hiện tại của bạn là ai.
Có rất nhiều cách để làm điều này:
– Tra cứu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
– Đóng giả làm khách hàng và chủ động liên hệ tìm hiểu đối thủ
– Khảo sát, phân tích dữ liệu, thói quen, sở thích khách hàng mục tiêu của bạn
Khi bạn tiến hành nghiên cứu của mình, hãy note lại:
- Những khách hàng tiềm năng nhất của bạn là ai — những người mà bạn có thể dễ dàng bán hàng nhất.
- Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn là ai — những thương hiệu đã được thành lập và nổi tiếng trên thị trường.
- Hành vi và tính cách của khách hàng mục tiêu của bạn — sở thích của họ và ngôn ngữ mà họ thể hiện.
Việc quan trọng là bạn cần phải giải quyết vấn đề này đầu tiên, trước khi bạn tới các bước tiếp theo, vì nó sẽ giúp bạn biết cần phải tập trung điều gì cho thương hiệu và làm thế nào để tạo vị thế khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh.
2. Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng
Thông điệp của thương hiệu của bạn không thể truyền tải rằng mang lại tất cả mọi thứ cho khách hàng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Điều quan trọng là bạn phải tìm ra những gì là trọng tâm và để điều đó là “xương sống” để cho tất cả các phần khác nhất quán theo khi bạn xây dựng thương hiệu.
Trên thực tế, cho dù thương hiệu có cố gắng truyền tải thông điệp tới khách hàng như thế nào thì có một sự thật phũ phàng rằng: Khách hàng mới là người quyết định rằng thương hiệu được định vị như thế nào.
Các thương hiệu có thể ảnh hưởng, định hướng, nhưng không thể làm cho hình ảnh của họ thể hiện ra sao trong tâm trí khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có những cảm nhận riêng về những gì thương hiệu mang đến cho họ.
Bằng cách xác định những gì mà khách hàng mong muốn, kết hợp với những gì phù hợp mà thương hiệu đang có, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu hiệu quả và tuyên bố nó với khách hàng của mình.